08:10 ICT Thứ bảy, 12/10/2024
Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển nhiệt liệt chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 và 134 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5!

DANH MỤC CHÍNH

LIÊN KẾT WEBSITE

Tỉnh đoàn Cà Mau
Cổng thông tin Cà Mau
Sở Giáo dục & Đào tạo Cà Mau
Bộ Giáo dục & Đào tạo
Thư viện giáo án

Trang nhất » DMC » Tin tức & Sự kiện » Tin về giáo dục

Chào mừng ngày lễ

Dạy học với công nghệ hiện đại: Loạn giá, loạn hoa hồng

Thứ tư - 02/10/2013 10:26
Một lớp học tại TP.HCM với bảng tương tác có giá tiền khoảng 200 triệu đồng - Ảnh: Như Hùng

Các công ty sẵn sàng chi hoa hồng rất cao cho người mua, đặc biệt ưu tiên các đơn hàng cho trường học. Thậm chí, nhân viên bán hàng còn tính luôn số học sinh toàn trường và chia mức bình quân để tư vấn cho người mua tổ chức thu tiền học sinh.

Tư vấn cả cách... chia tiền

Công ty chuyên phân phối thiết bị văn phòng TH là đơn vị cung cấp bảng tương tác cho khá nhiều trường học tại TP.HCM như trường L.T.V., B.T.X., T.Q.T., B.L.T... Theo chân một nhóm phụ huynh đang có nhu cầu mua năm bộ bảng tương tác cho trường tiểu học, chúng tôi được nhân viên kinh doanh công ty này giới thiệu ba dòng sản phẩm bảng tương tác IQBoard với giá 30 triệu đồng, 32 triệu đồng và một dòng sản phẩm bảng Panasonic giá 66 triệu đồng (chưa bao gồm VAT) cùng máy chiếu Panasonic giá 20,5 triệu đồng.

Theo tính toán của nhân viên kinh doanh công ty này, nếu mua một bộ gồm bảng tương tác IQBoard giá 32 triệu đồng, máy chiếu, loa, công lắp đặt và thuế giá trị gia tăng thì vào khoảng 63 triệu đồng/bộ. Tổng giá trị ban đầu cho năm bộ bảng là 315 triệu đồng, chiết khấu cho người mua 10%, nếu muốn phần chênh lệch thêm bao nhiêu thì công ty sẽ báo giá lên cho khớp với phần chênh lệch đó, nhưng người mua sẽ phải trừ lại 18-20% phần chênh lệch để công ty đóng thuế thu nhập. Nếu mua bảng Panasonic giá 66 triệu đồng thì tổng giá trị tạm tính cho năm bộ máy và máy chiếu là 486,75 triệu đồng, chiết khấu 5%, giá cả kê tăng lên bao nhiêu người mua sẽ được hưởng trọn.

Cô nhân viên kinh doanh tận tình hỏi kỹ về số lượng học sinh trong trường và tư vấn: “Nếu trường có 1.600 học sinh và chị mua năm bộ bảng IQBoard thì mỗi học sinh chỉ phải đóng 196.875 đồng, chị có thể thu tròn lên 250.000 đồng/học sinh. Nếu mua năm bộ bảng Panasonic thì mỗi học sinh đóng 303.750 đồng, chị có thể thu lên thành 350.000 đồng/học sinh. Bên em sẽ làm bảng báo giá khớp với mức thu này cho chị, sẽ đóng mộc công ty đàng hoàng”.

Để phụ huynh yên tâm, cô nhấn mạnh: “Số phần trăm chiết khấu cũng như khoản chênh lệch này sẽ chi riêng hoặc muốn mua với mức giá nào thì cứ đề nghị. Nếu trường hoặc ai hỏi, bên em sẽ báo mức giá mình đã thỏa thuận”.

Còn tại Hà Nội, người phụ trách kinh doanh dự án của Công ty QA cho biết bảng tương tác U-Pointer của Hàn Quốc mà đơn vị này phân phối có giá khoảng 10 triệu đồng/cái, nếu mua cả bảng lẫn máy chiếu thì giá khoảng 20 triệu đồng/bộ. Tuy nhiên, giá này cũng có thể thương lượng giảm xuống nhưng nếu đồng ý mua với giá 10 triệu đồng/bảng thì người mua sẽ được chiết khấu 15% tổng giá trị hợp đồng, nếu muốn mức chênh lệch cao hơn thì thương lượng tiếp và bên bán sẽ nâng giá lên theo mức đề nghị cụ thể của người mua.

Mê hồn trận

Thị trường Việt Nam đã có hàng chục thương hiệu bảng tương tác, từ các tên tuổi như Hitachi, Panasonic đến những nhãn hàng như U-Pointer (Hàn Quốc); IQBoard, Longwin, Zulong (Trung Quốc); THB, UP (Việt Nam); Dr Board (Đài Loan)... Mỗi thương hiệu có ít nhất vài dòng sản phẩm và giá của các sản phẩm này cũng rất đa dạng, từ 6,5 triệu đồng (THB) đến hơn 30 triệu đồng (IQBoard), 195,279 triệu đồng (Smartboard) khiến người mua càng tìm hiểu càng thấy như rơi vào mê hồn trận. Đơn cử như với bảng IQBoard dòng sản phẩm PS V7 được các công ty chào bán với hơn bảy mức giá khác nhau từ 41-52,3 triệu đồng, hay như Panasonic UB-T781W được bán với giá 30,2-58,9 triệu đồng.

Để sử dụng được bảng tương tác còn cần có máy chiếu projector. Nếu trường nào đã có sẵn máy chiếu thì không cần mua thêm. Do đã định hình trên thị trường từ rất lâu với các thương hiệu lớn như Panasonic, Sony, Sanyo... nên giá cả của máy chiếu có phần ổn định từ gần 10 triệu đến vài chục triệu đồng tùy theo hãng, tính năng dòng sản phẩm.

Một chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong ngành thiết bị giáo dục cho biết các loại bảng tương tác đang có trên thị trường về tính năng không khác nhau nhiều nhưng con đường đến từng trường khác nhau, đấu thầu tử tế lẫn không tử tế, xã hội hóa với sự đóng góp của phụ huynh học sinh và cả con đường từ trên “ép” xuống nên thị trường bảng tương tác đang rất bát nháo. Có khi cùng một bảng có chất lượng giống nhau nhưng giá cả chênh nhau vài lần.

Mới đây một công ty tại Hà Nội để tiếp cận thị trường TP.HCM đã thông qua Sở GD-ĐT TP.HCM với chương trình tài trợ cho năm trường tiểu học tại TP.HCM giải pháp “lớp học tương tác”. Các sản phẩm tài trợ là bảng tương tác, máy chiếu, laptop, thiết bị kiểm tra trắc nghiệm, phần mềm soạn giáo án, hệ thống loa và phụ kiện đi kèm. Vị chủ tịch hội đồng quản trị công ty này cho biết giải pháp “lớp học tương tác” có giá trị đầu tư ban đầu khoảng 60 triệu đồng và mỗi năm công ty sẽ thu phí bản quyền phần mềm 6 triệu đồng/lớp học. Ông cũng nhấn mạnh bảng tương tác trong gói giải pháp này do Việt Nam sản xuất với công nghệ Thụy Điển, toàn bộ linh kiện thiết bị được công ty nhập khẩu từ châu Âu. Tuy nhiên, trên chính trang web của công ty này lại ghi “theo công nghệ Nhật Bản”(?).

Tác giả bài viết: HỒNG NHUNG

Nguồn tin: theo Tuổi trẻ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Ngân hàng đề trực tuyến

Thituyensinh
Đề thi trường

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 20

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 16


Hôm nayHôm nay : 2401

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 54651

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5218657