NGƯỜI
THẦY
-
TRỌN
MỘT
CHỮ
TÂM
Vâng.
Đó
là
người
đồng
nghiệp,
người
chị,
người
Thầy
mà
tôi
rất
ngưỡng
mộ:
Cô
Đoàn
Thị
Bẩy,
nguyên
là
Phó
Giám
đốc
Sở
GD&ĐT
Tỉnh
Cà
Mau.
Thực
sự,
tôi
rất
muốn
viết
về
cô!
Từ
lâu
rồi…
Viết,
vì
sự
thôi
thúc
của
tình
cảm:
Kính
trọng,
ngưỡng
mộ
và
biết
ơn!
Tôi
may
mắn
được
biết
cô,
được
trở
thành
đồng
nghiệp
của
cô.
Đó
là
cái
thời
khắc
của
mùa
thu
năm
1993,
khi
cô
về
công
tác
tại
trường
Chuyên
cấp
II
–
III
Phan
Ngọc
Hiển.
Cái
ấn
tượng
đầu
tiên
về
cô
chính
là
hình
ảnh
của
người
phụ
nữ
đằm
thắm,
dịu
dàng,
với
nụ
cười
hiền
ấm
áp.
Từ
một
giáo
viên
bộ
môn
với
niềm
đam
mê
cháy
bỏng,
những
giờ
giảng
bài
khúc
triết
sâu
sắc
thổi
bùng
ngọn
lửa
văn
chương
cho
biết
bao
cô
cậu
học
trò
lẫn
những
đồng
nghiệp
trẻ
như
chúng
tôi
ngày
ấy,
cô
được
phân
công
làm
Tổ
trưởng
môn
Văn,
rồi
trở
thành
Phó
hiệu
trưởng,
Hiệu
trưởng
của
nhà
trường.
Ảnh:
Cô
Đoàn
Thị
Bẩy
với
nụ
cười
ấm
áp
Sinh
năm
1957,
xuất
thân
từ
vùng
Đất
Tổ
Hùng
Vương.
Sau
khi
tốt
nghiệp
Đại
học
Sư
phạm
II
Hà
Nội,
cô
về
công
tác
tại
trường
Sư
phạm
10
+
2
Vĩnh
Phú.
Năm
1983,
rồi
duyên
đời
cùng
với
duyên
nghề
lại
tiếp
tục
đưa
cô
đến
với
mảnh
đất
cuối
trời
Tổ
quốc
-
tỉnh
Minh
Hải.
Ba
năm
cô
gắn
bó
với
trường
Bổ
túc
Công
nông
I
Minh
Hải,
rồi
bảy
năm
cùng
những
thăng
trầm
của
trường
cấp
III
Bạc
Liêu.
Mười
năm
với
lòng
yêu
nghề
và
niềm
đam
mê
trải
nghiệm;
mười
năm,
cô
đã
tích
lũy
một
vốn
kiến
thức
và
kinh
nghiệm
dồi
dào,
trở
thành
giáo
viên
Giỏi
của
Tỉnh
Minh
Hải
từ
khi
tuổi
đời
còn
rất
trẻ.
Từ
năm
1993,
Cô
gắn
bó
với
ngôi
trường
Chuyên
Phan
Ngọc
Hiển.
Mười
ba
năm
với
bao
khó
khăn
thử
thách:
Mô
hình
trường
mới,
loay
hoay
với
việc
xây
dựng
chương
trình,
điều
kiện
giảng
dạy
và
học
tập
vô
cùng
thiếu
thốn,
giáo
viên
cơ
hữu
rất
ít,
phải
thỉnh
giảng
từ
nhiều
trường.
Trường
lại
tọa
lạc
trên
một
diện
tích
quá
nhỏ,
không
có
một
phòng
chức
năng
nào…
Vừa
ở
cương
vị
giảng
dạy,
bồi
dưỡng
học
sinh
giỏi,
vừa
ở
cương
vị
người
quản
lí,
mang
trọng
trách
của
thuyền
trưởng,
Cô
đã
khéo
léo
phát
huy
sức
mạnh
của
khối
đoàn
kết
trong
tập
thể
sư
phạm,
để
chèo
lái
con
thuyền
vượt
mọi
khó
khăn.
Mười
ba
năm
ấy,
cô
xây
dựng
được
một
tập
thể
sư
phạm
Chuyên
Phan
Ngọc
Hiển
thành
một
gia
đình
gắn
bó
và
ấm
áp
biết
bao.
Với
cái
Tâm
của
người
lãnh
đạo
đầy
tài
năng,
cô
đã
phát
hiện
những
năng
lực,
sở
trường
của
từng
giáo
viên
để
kịp
thời
khích
lệ
họ,
giúp
họ
phát
huy
và
cống
hiến
cho
sự
phát
triển
của
nhà
trường.
Gặp
cô
là
nhận
được
niềm
vui,
gặp
cô
là
được
tiếp
thêm
nghị
lực.
Những
câu
hỏi
giản
dị:
Em
có
khỏe
không?
Gia
đình
ổn
rồi
chứ?
Việc
cô
giao
có
cần
phải
hỗ
trợ
gì
không?...
Tất
cả
đều
bình
dị
như
chính
con
người
cô
vậy!
Đối
đãi
với
giáo
viên
bằng
tấm
lòng,
thấu
hiểu
từng
hoàn
cảnh,
nâng
niu
từng
sự
đóng
góp;
cô
đã
truyền
đến
cán
bộ
giáo
viên
nhà
trường
một
nguồn
năng
lượng
tích
cực
để
họ
tận
tâm,
tân
lực
cống
hiến
và
sáng
tạo,
đáp
ứng
được
yêu
cầu
của
mô
hình
trường
Chuyên.
Mười
ba
năm,
cô
trăn
trở
và
lăn
lộn.
Mười
ba
năm
cô
tận
tâm
và
nỗ
lực
không
ngừng…
Tất
cả
sự
cố
gắng
của
cô
và
đội
ngũ
cán
bộ,
giáo
viên
đã
được
nở
hoa
kết
trái.
Năm
học
1994
–
1995,
cả
tập
thể
sư
phạm
vỡ
òa
niềm
hạnh
phúc
với
kết
quả
rực
rỡ
của
kì
thi
học
sinh
giỏi
vòng
Tỉnh,
vòng
Quốc
gia
lớp
9,
lớp
12
và
kì
thi
tốt
nghiệp
trung
học
phổ
thông
đầu
tiên
của
trường.
Sau
kết
quả
này,
phụ
huynh
và
học
sinh
trong
tỉnh
đã
hoàn
toàn
tin
tưởng.
Nhà
trường
đã
thu
hút
được
học
sinh
giỏi
vào
học
và
các
thầy
cô
giáo
giỏi,
tâm
huyết
cũng
tình
nguyện
về
trường
công
tác.
Được
phụ
huynh
và
học
sinh
tin
tưởng,
chúng
tôi
lại
càng
có
thêm
động
lực
để
phấn
đấu
và
ghi
thêm
nhiều
thành
tích
mới.
Năm
1998,
tự
hào
với
kết
quả
của
Đội
tuyển
“Bảy
sắc
cầu
vồng”,
học
sinh
trường
Chuyên
phan
Ngọc
Hiển
đã
vượt
qua
vòng
loại
từ
Tỉnh
đến
khu
vực
Đồng
bằng
sông
Cửu
Long
và
tự
tin
bước
vào
chung
kết
tại
Thủ
đô
Hà
Nội.
Các
em
đã
cháy
hết
mình
để
trí
tuệ
Cà
Mau
được
tỏa
sáng!
Có
lẽ
dòng
khẩu
hiệu
tại
cuộc
thi“Cà
Mau
nhọn
hoắt
mũi
chông
/
Con
thuyền
xé
sóng
giữa
dòng
cuộc
chơi”
sẽ
là
dấu
ấn
sâu
sắc
trong
lòng
người
Thủ
đô
và
cả
nước
với
giải
Nhì
chung
cuộc…
Ảnh:
“Bảy
sắc
cầu
vồng”
đã
mang
về
những
thành
tích
đáng
tự
hào
Ngôi
trường
Chuyên
phan
Ngọc
Hiển
đã
trở
thành
niềm
tự
hào
của
thầy
trò
nhà
trường
và
là
niềm
khao
khát
của
học
sinh.
“Bao
năm
qua,
cái
ngôi
trường
“bé
nhất
nước”
ấy
đã
làm
nên
bao
điều
tưởng
như
không
thể
so
với
điều
kiện
thực
tế
của
mình.”
-
Cô
vẫn
từng
nói
về
trường
như
thế!
Còn
với
chúng
tôi,
dù
không
nói
ra
nhưng
ai
cũng
hiểu:
Có
được
điều
đó
là
nhờ
công
cô
-
Người
thuyền
trưởng
tuyệt
vời,
đã
luôn
lan
tỏa
niềm
hạnh
phúc
đến
với
tất
cả
chúng
tôi
từ
cái
Tâm
trong
sáng
nhất!
Với
niềm
đam
mê
chuyên
môn,
dù
rất
bận
rộn
với
công
tác
quản
lí
cô
vẫn
tích
cực
tham
gia
giảng
day
và
bồi
dưỡng
học
sinh
giỏi.
Cô
chịu
trách
nhiệm
chính
với
bộ
môn
Ngữ
văn.
Trên
bục
giảng,
cô
không
chỉ
truyền
cho
học
trò
những
kiến
thức
quí
báu
mà
cô
còn
rất
quan
tâm
dạy
các
em
những
bài
học
đạo
lí.
Thật
trân
trọng
biết
bao
khi
đồng
hành
cùng
cô
trong
hơn
ba
mươi
năm
là
60
giải
quốc
gia,
còn
vòng
tỉnh
thì
làm
sao
nhớ
hết!
Ngay
cả
khi
cô
không
còn
trực
tiếp
đứng
trên
bục
giảng,
cô
vẫn
thường
xuyên
dõi
theo
từng
bước
chân
đội
tuyển
trong
mỗi
kì
thi.
Những
tin
nhắn,
những
cuộc
điện
thoại
của
cô
hỏi
thăm
kết
quả
của
học
sinh
luôn
làm
tôi
rưng
rưng
xúc
động!
Tôi
hiểu
lòng
yêu
nghề,
yêu
người
ở
trong
cô
vẫn
luôn
cháy
bỏng.
Chính
vì
thế,
từ
những
mái
trường
cô
gắn
bó,
bao
thế
hệ
học
trò
cô
rất
thành
đạt.
Trong
số
đó
có
rất
nhiều
người
trở
thành
cán
bộ
từ
cấp
xã,
cấp
huyện
đến
cấp
Tỉnh,
cấp
Trung
ương…
Và
cũng
thật
đặc
biệt,
Thầy
Lê
Chí
Nguyễn
hiện
là
Hiệu
trưởng
trường
Trung
học
phổ
thông
Chuyên
Phan
Ngọc
Hiển
hiện
nay,
chính
là
cậu
học
trò
bé
nhỏ
của
cô
năm
nào!
Với
tài
năng
của
một
nhà
giáo
dục,
năm
2006,
cô
được
bổ
nhiệm
chức
Phó
Giám
đốc
Sở
GD
&
ĐT
Cà
Mau.
Ở
cương
vị
mới
cô
tiếp
tục
cống
hiến
cho
sự
phát
triển
giáo
dục
tỉnh
nhà.
Hành
trang
đầy
đặn
về
kiến
thức
và
kinh
nghiệm
thực
tiễn
được
cô
không
ngừng
trau
dồi
và
tích
lũy
từ
rất
nhiều
năm
trước
đã
làm
nên
một
nhà
lãnh
đạo
giáo
dục
với
tầm
nhìn
xa,
với
những
định
hướng
mới
mang
tính
chiến
lược
đã
góp
phần
nâng
chất
lượng
giáo
dục
địa
phương
ở
các
cấp
học.Trách
nhiệm
đầu
ngành
nặng
nề
với
bao
bận
rộn
là
vậy,
nhưng
về
bên
mái
ấm
gia
đình,
vai
trò
của
người
con,
người
vợ,
người
mẹ,
người
bà
trong
cô
luôn
luôn
tròn
vẹn.
Vậy
đó,
lúc
nào
cô
cũng
là
người
chị,
người
cô
dung
dị,
gần
gũi
của
hết
thảy
chúng
tôi,
không
chỉ
dưới
mái
nhà
chung
sư
phạm
mà
còn
ở
cuộc
sống
thường
ngày.
Gắn
bó
với
nghề
giáo
từ
tuổi
thanh
xuân
cho
đến
khi
đã
ngoài
tuổi
lục
tuần,
niềm
đam
mê
cống
hiến
cho
sự
nghiệp
giáo
dục
trong
cô
vẫn
đằm
thắm
và
bề
bỉ
đến
lạ.
Sau
khi
nghỉ
hưu
(2012),
chỉ
một
tháng
thôi,
cô
lại
tiếp
tục
làm
Phân
hiệu
phó
Phân
hiệu
trường
Đại
học
Bình
Dương
Cà
Mau.
Tám
năm
gắn
bó
với
ngôi
trường
này,
cô
lại
tiếp
tục
giúp
cho
Phân
hiệu
Đại
học
Bình
Dương
Cà
Mau
vững
vàng
và
phát
triển.
Mới
vừa
nghe
cô
nghỉ
hưu,
lòng
tôi
cứ
mừng
thầm
vì
nghĩ
đã
đến
lúc
cô
chịu
dành
thời
gian
nghỉ
ngơi
cho
một
hành
trình
dài
miệt
mài
và
tận
tâm
cống
hiến.
Nhưng
rồi,
sự
ngưỡng
mộ,
cảm
kích
lại
đầy
hơn
trong
lòng
tôi
cùng
rất
nhiều
đồng
nghiệp
khi
biết
cô
vẫn
là
cố
vấn
chuyên
môn,
vẫn
theo
sát
các
hoạt
động
của
ngôi
trường
này.
Nghề
giáo
trong
cô
từ
khi
nào
đã
là
máu
thịt,
là
hơi
thở
thiêng
liêng
!
Ở
cương
vị
nào
dù
là
giáo
viên
hay
cán
bộ
quản
lý
cô
đều
tận
tâm,
tận
lực
công
hết
mình
cho
công
việc,
vì
học
sinh
thân
yêu,
vì
sự
phát
triển
của
giáo
dục
tỉnh
nhà.
Và
ở
đâu,
cô
cũng
nhận
được
sự
tin
tưởng,
trân
trọng,
yêu
thương
của
mọi
người.
Gắn
bó
với
nghề
giáo
từ
tuổi
thanh
xuân
cho
đến
khi
đã
ngoài
tuổi
lục
tuần,
niềm
đam
mê
cống
hiến
cho
sự
nghiệp
giáo
dục
trong
cô
vẫn
đằm
thắm
và
bền
bỉ
đến
lạ.
Hơn
40
năm
gắn
bó
với
sự
nghiệp
trồng
người,
những
cống
hiến
của
cô
đã
được
ghi
nhận
bằng
rất
nhiều
giấy
khen,
bằng
khen
của
các
cấp
từ
địa
phương
đến
Trung
ương.
Những
danh
hiệu:
Nhà
Giáo
Ưu
tú
(1996),
Hội
Liên
hiệp
phụ
nữ
Việt
Nam
tôn
vinh
là
“Phụ
nữ
tài
năng
trong
thời
kì
đổi
mới”
(2007);
Chủ
tịch
nước
tặng
Huân
chương
lao
động
hạng
Ba
(2009);
danh
hiệu
“Phụ
nữ
Việt
Nam”
năm
2012
là
sự
ghi
nhận
thành
tích
và
công
lao
đóng
góp
của
cô
cho
giáo
dục
của
tỉnh
nhà.
Với
tôi,
tấm
huân
chương
cao
quí
nhất
vẫn
là
vị
trí
của
cô
trong
trái
tim
của
những
người
thân
yêu
cùng
bao
thế
hệ
đồng
nghiệp
và
học
sinh
khi
nghĩ
về
cô
với
tấm
lòng
kính
yêu,
ngưỡng
mộ
và
biết
ơn
sâu
sắc
nhất!
“
Nếu
là
con
chim,
chiếc
lá
/
Con
chim
phải
hót,
chiếc
lá
phải
xanh…”
Một
ngày
nào
đó
khi
đứng
trên
bục
giảng
để
truyền
đạt
kiến
thức
văn
chương
cho
học
trò
mình
hay
trong
những
câu
chuyện
làm
hành
trang
để
tiễn
từng
đợt
khách
sang
sông,
tôi
sẽ
không
quên
kể
cho
các
em
nghe
về
tấm
gương
người
Thầy
trọn
một
chữ
TÂM
như
thế
!
Để
làm
gì
ư
?
Để
từ
tấm
gương
thật
đẹp
này,
những
“
con
chim”
,
“
chiếc
lá”
tiếp
tục
nối
nhau
hót
ca
rộn
rã
và
góp
những
sắc
xanh
thật
đẹp
cho
đời…
(bài
viết
đạt
giải
Nhì
cuộc
thi
viết
“Tấm
gương
nhà
giáo
tiêu
biểu”
do
Công
đoàn
ngành
Giáo
dục
Cà
Mau
phát
động
năm
2020)