THẦY
DẠY
NHẠC
CHUNG
NHÀ
Một
buổi
sớm
đầy
sương
trên
lá,
mọi
âm
thanh
như
vẫn
còn
ngủ
say
giữa
dòng
thành
phố
dậy
muộn.
Ngôi
nhà
nhỏ
đặc
biệt
thức
dậy
sớm
trong
lòng
thành
đô,
hai
ông
cháu
đang
say
sưa
vì
một
thứ
ngọt
ngào
tinh
mơ…
-
Ông
thấy
cháu
đàn
tài
chưa?
Ông
nội
nở
nụ
cười
với
vẻ
thích
thú
nhìn
nó.
Thằng
bé
khoái
chí
vì
vừa
đàn
thành
công
một
bản
nhạc
piano
khó
mà
thầy
giáo
ông
nội
vừa
giao
cho
nó.
Nó
bắt
đầu
thích
thú
với
việc
giáo
viên
đàn
có
ngay
ở
nhà
để
chỉ
dạy
nó.
-
Khang
à,
những
bản
nhạc
của
con
rất
hay
vì
con
đã
thật
sự
hòa
nhập
những
âm
thanh
với
trái
tim
mình.
-
À
quên,
ông
đợi
cháu
nhé,
mở
máy
tính
gần
3
phút,
cái
máy
tính
bảng
của
con
vừa
đi
bảo
hành
hôm
qua
rồi.
Cái
máy
tính
cũ
kĩ
và
bạc
màu,
bàn
phím
đánh
vào
cứ
kêu
lạch
cạch
vang
vọng
cả
phòng
khách.
Ông
nội
vừa
đợi
vừa
nhìn
ra
cửa
sổ,
cây
mai
vừa
nở
những
nụ
đầu
tiên.
Cây
mai
đáng
thương
y
như
lời
của
ông
nội
Khang
hay
nói
mỗi
lần
ông
ngắm
nhìn
nó.
Tuổi
của
cây
mai
bằng
với
tuổi
cha
nó.
Nói
cách
khác,
cây
mai
ấy
là
một
vật
kỷ
niệm
quý
giá
mà
ông
nó
trân
trọng.
Theo
như
lời
kể
với
những
nốt
trầm
trong
giọng
nói
già
nua,
gốc
mai
ấy
một
thời
từng
vẫy
vùng
trong
mạch
nước
ngầm
ngọt
lịm
ở
quê
hương
Bến
Tre,
ấy
vậy
mà
giờ
đây
nó
đang
nằm
gọn
trong
một
cái
chậu
đất,
phân
và
nước
máy…
Một
sợi
dây
xích
to
bằng
cái
ống
nước,
quấn
lấy
nó
như
ôm
lấy
một
kẻ
tù
tội.
Ò
ó
o…
o
o…rỉ
rích…rì
rào…
ộp
oạp
ộp
oạp…
Âm
thanh
loạn
xạ
mà
nó
muốn
ông
thưởng
thức
đây
sao...
-
Á,
ông
đợi
con.
Nó
hối
hả
tắt
máy,
dường
như
có
nhầm
lẫn
thì
phải.
Thì
ra
thằng
Khang
vừa
mở
file
cũ
khi
nó
chưa
chỉnh
sửa
hoàn
chỉnh.
Và
một
sự
hòa
quyện
vừa
đơn
sơ
lại
có
chút
ấm
áp.
Âm
thanh
vang
lên
từ
dàn
loa
mới
toanh
như
đối
lập
hẳn
với
cái
máy
tính
cổ
lỗ
sĩ.
Đó
là
thứ
ông
nội
nó
cần
nhất
vào
lúc
này.
Cả
ngày
thứ
bảy
của
Khang
loay
hoay
với
bản
nhạc
bài
tập
của
ông
và
dàn
âm
hưởng
sâu
lắng
này.
“-Happy
birthday
to
ông
nội”.
Ông
nội
là
giáo
viên
dạy
đàn
của
một
trường
ở
huyện,
nó
cũng
chẳng
nhớ
nổi
tên
ngôi
trường
thân
yêu
của
ông
mặc
dù
ông
nó
cứ
nhắc
đi
nhắc
lại
trong
mỗi
câu
chuyện
kể.
Lúc
ông
thấy
nó
đàn
tốt
thì
ông
cười
vui,
nhưng
khi
nhận
món
quà
ý
nghĩa
quá,
ông
nó
khóc
như
một
đứa
trẻ.
Ừ
thì
ông
vừa
trẻ
lại
hơn
ba
mươi
tuổi.
Đôi
tay
ông
như
được
nắm
chặt
tay
người
vợ
quê
đen
nhẻm,
da
thịt
chắc
nịt,
tay
chân
sần
sùi
và
chai
sạm.
Hai
vợ
chồng
và
một
đứa
con
cùng
nằm
trên
một
chiếc
giường
gỗ,
đầy
những
lỗ
mối
mọt.
Không
cần
chuông
báo
thức,
tiếng
gáy
của
mấy
chú
gà
trống
không
hề
sai
hẹn,
dù
đang
là
những
cơn
mưa
hè
nặng
hạt.
Mặc
cho
giàn
giao
hưởng
um
trời
của
mấy
chú
ếch
nhái,
tiếng
chú
gà
trống
vẫn
cứ
sang
sảng,
đánh
thức
hai
vợ
chồng
thức
dậy
vào
lúc
4
giờ
sáng.
Cả
hai
cùng
cúi
xuống
hôn
đứa
con
bé
nhỏ
nằm
vùi
trong
chiếc
chăn
mỏng.
Cha
của
Khang
có
cả
tuổi
thơ
ở
quê
nhà,
cho
đến
khi
học
đại
học
và
sau
đó
đi
làm
ở
thành
phố
lớn.
Khang
nhìn
ông
mà
như
nhìn
thấy
những
thước
phim
ngọt
ngào
thời
trai
trẻ.
Nó
đã
nghe
chuyện
kể
của
ông
từ
khi
nó
còn
bé.
Có
khi
ông
kể
lại
hai
lần
trong
cùng
một
ngày.
Nhưng
hôm
nay
thì
khác,
sinh
nhật
ông,
nó
sẽ
kiên
nhẫn
và
nghe
lại
hết
tất
tần
tật.
Trong
tiếng
nấc
của
ông,
nó
thấy
tình
yêu
của
ông
nó
sâu
đậm
với
cả
cái
ụ
rơm
bên
nhà.
Ông
nó
hay
tâm
sự
với
nó:
-
Mỗi
sớm
ra
đồng,
sau
khi
mưa
vừa
dứt,
ụ
rơm
lại
bốc
lên
hơi
ấm
trong
lòng
của
nó,
như
xoa
dịu
cái
lạnh
của
đám
người
cầm
hái,
cầm
gặt,
như
an
ủi,
mấy
cái
tấm
lưng
trần
trên
đồng
ruộng.
Rằng,
cố
cày
cấy
tốt
lên
thì
sẽ
có
ngày
suốt
ra
nhiều
lúa,
nhiều
rơm
thôi.
Mà
ông
nó
thích
rơm
cũng
đúng,
Khang
cũng
thích
mấy
cái
đống
rơm
ở
quê.
Trước
khi
nó
được
12
tuổi
thì
nó
thường
cùng
về
quê
với
ba
mẹ
vào
mùa
hè
và
mùa
xuân.
Khi
tuổi
nhỏ
không
quá
sâu
sắc
với
những
điều
ẩn
giấu
trong
lòng
ông
nội,
nó
có
cái
cảm
nhận
riêng
của
một
vị
khách
yêu
nông
thôn
Việt.
Ụ
rơm
kế
bên
nhà
được
suốt
bằng
máy,
rơm
bay
bay
rồi
rớt
xuống
đất,
chồng
lên
nhau
cao
hơn
mái
nhà
của
ông
nội
luôn.
Khang
thích
xem
suốt
lúa.
Nó
thích
hơn
nữa
khi
mà
rơm
vừa
suốt
xong.
Cả
đám
xúm
lại,
làm
ổ
trong
đống
rơm
cao
ngất,
làm
lâu
đài
và
tha
hồ
ngửi
mùi
thơm
đồng
ruộng.
Rơm
là
chỗ
chơi
thú
vị
của
tụi
con
nít.
Rơm
cũng
được
ông
nó
lấy
ủ
để
làm
nấm.
Có
một
hôm,
nó
chơi
trốn
tìm
và
chui
hẳn
vào
phía
dưới
cùng.
Sau
khi
chui
ra
thì
nó
chạy
vội
đến
gặp
ông.
Tay
cầm
một
chiếc
nấm
rơm
nho
nhỏ:
-
Ông
ơi,
nấm
này
có
độc
không
ạ?
Đôi
mắt
ông
đã
khô
nước
mắt,
nó
vừa
đặt
một
chiếc
khăn
giấy
lên
tay
ông.
Cái
gật
đầu
rất
đàn
ông
của
nó
đã
được
đáp
lại
bằng
một
nụ
cười
của
chàng
trai
60
tuổi.
Khang
giống
như
bật
đèn
xanh
cho
một
câu
chuyện
kể
nào
đó
của
ông.
Ông
nội
lại
nhìn
vào
cây
mai
quen
thuộc.
Ông
nói
về
ngày
đầu
ông
trồng
nó.
Ngày
đó,
bà
nội
sắp
sinh
ba
Khang.
Thời
ấy
không
có
thiết
bị
y
tế
như
bây
giờ,
bà
chỉ
thấy
hơi
mệt
và
nặng
nề.
Bà
liên
tiếp
giật
mình
trong
những
giấc
ngủ.
Bà
cứ
nói
với
ông
–
Em
sợ.
Ông
biết
bà
không
sợ
đau
vì
bà
là
một
nữ
nhân
kiên
cường.
Ông
và
bà
từng
bị
bầy
ong
đánh
khi
lấy
mật,
rắn
cắn
khi
lấy
lồng
lương,
cua
kẹp
khi
gắn
rập
cua
trên
ruộng.
Mỗi
lần
như
vậy,
bà
nội
chỉ
ôm
tay
ông
và
cắn
răng
chịu
đựng.
Ông
hiểu
bà
vì
ông
biết
bà
không
chỉ
là
người
vợ
hiền
mà
còn
là
một
món
quà
thượng
đế
tặng
cho
mình.
Ông
chạy
xe
đạp
đi
qua
mấy
ngôi
nhà
có
cây
mai
nhỏ
xíu
và
sau
một
buổi
chiều,
ông
mang
về
một
gốc
mai
lùn
tầm
một
mét.
Ông
trồng
ở
phía
trước
nhà,
ông
chọn
những
loại
phân
tốt
nhất
phía
sau
chuồng
gà
để
bón
cho
nó.
Rồi
ông
thỏ
thẻ
với
bà:
-
Bạn
của
cu
Tí
trong
bụng
em
nè,
chọn
sẵn
bạn
rồi
nên
cu
Tí
sẽ
ra
đời
sớm
và
bình
an
với
bạn
mai
nhé.
Mọi
mai
mắn
sẽ
đến
bên
con.
Em
yên
tâm
nhé!
Mỗi
lần
kể
lại
đoạn
tình
yêu
của
gia
đình
bốn
nhân
khẩu
ấy,
kể
cả
bạn
mai
nữa,
đôi
mắt
của
ông
nó
luôn
ướt
ướt
nhìn
vào
cái
sợi
xích
đáng
ghét
đang
trói
chặt
đứa
con
tinh
thần
của
mình.
Quả
thật,
bài
học
mà
ông
dạy
nó
là
bài
học
về
chữ
yêu.
Người
nông
dân
ngày
xưa
yêu
thương
nhau
như
thế
nào,
gắn
bó
với
cây
trồng
ra
sao,
thân
thuộc
với
thiên
nhiên
nhường
nào.
Cha
mẹ
nó
đi
làm
cả
ngày,
nếu
không
có
ông,
ai
sẽ
dạy
nó
khóc
rất
tình,
ai
dạy
nó
day
dứt
khi
không
trọn
nghĩa
với
một
cái
cây,
ai
dạy
nó
học
những
âm
thanh
của
quê
hương
mình…
Mấy
đoạn
nhạc
kết
nối
âm
thanh
quê
hương
của
nó
không
hay
lắm,
rất
sơ
sài.
Ông
nó
chỉ
xúc
động
vì
cái
tình
mà
nó
đặt
trong
nó,
chân
thành
và
có
hướng.
Ông
đã
không
còn
khóc
nữa,
nó
dẫn
ông
vào
phòng
nghỉ
ngơi,
đôi
mắt
ông
khép
lại,
nhưng
nó
lại
cảm
thấy
đôi
mắt
khép
ấy
đang
sáng
lung
linh
trong
khung
trời
hồi
ức.