07:22 ICT Thứ bảy, 05/10/2024
Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển nhiệt liệt chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 và 134 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5!

DANH MỤC CHÍNH

LIÊN KẾT WEBSITE

Tỉnh đoàn Cà Mau
Cổng thông tin Cà Mau
Sở Giáo dục & Đào tạo Cà Mau
Bộ Giáo dục & Đào tạo
Thư viện giáo án

Trang nhất » DMC » Học đường » Chuyên mục Văn - thơ

Chào mừng ngày lễ

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH-CHUYỆN DÀI, NÓI MÃI

Thứ tư - 04/09/2013 07:47
Lâu nay, cứ thỉnh thoảng báo chí lại đăng tải những thông tin về việc các học sinh vi phạm đạo đức; những đoạn Video Clips học sinh đánh nhau liên tục được nhắc đến làm dư luận cả nước quan tâm. Thiết nghĩ, chẳng lẽ đạo đức học sinh đang xuống cấp đến trầm trọng, đến mức báo động như thế sao?
Nguyên nhân của những tình trạng trên là vấn đề mà hễ nói tới là tất cả chúng ta ai cũng buột miệng “Biết rồi, khổ lắm nói mãi!”. Thế những ngặt một nỗi ai trong chúng ta cũng biết rồi, cũng nói mãi nhưng quan trọng chúng ta vẫn chưa làm (mà nói không thì chưa chắc hiệu quả đã đạt được). Một số không nhỏ các bậc phụ huynh khi nghe những thông tin trên báo, đài giật mình nghĩ rằng: “Con mình có khi nào...?”. Và rồi các vị nghĩ ngay đến việc sẽ điều chỉnh con mình như thế nào. Nhưng khổ nỗi các vị lại chỉ mới nghĩ, chứ chưa thật sự bắt tay làm. Dẫu rằng công việc mưu sinh bận rộn, đầu tắt mặt tối để mong con cái có những điều kiện vật chất như mọi người. Lo cho con về vật chất, đầu tư cho con  là chuyện ai cũng phải làm. Thế nhưng không thể vì thế mà các bậc phụ huynh lại lãng quên trách nhiệm của mình trong việc giáo dục, nhắc nhở con cái về việc giữ gìn những hành vi đạo đức tốt đẹp.
Gia đình là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách các em. Các bậc cha mẹ đôi khi chưa thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho các em. Cha mẹ là một chỗ dựa, một niềm an ủi, sẻ chia, đồng hành cùng con cái. Nếu các bậc cha mẹ quan tâm con đúng mức và đúng cách thì chắc chắn một điều những chuyện hối tiếc không xảy ra. Cũng có những bậc cha mẹ sai lầm khi nghĩ rằng: cứ cung cấp cho con đầy đủ về vật chất là được. Thật sự các vị đã nhầm. Ở lứa tuổi học trò, suy nghĩ của các em chưa chín chắn, các em chưa đủ lớn để giải quyết tất cả những sự việc xảy đến với các em. Khi gặp những khó khăn trong cuộc sống các em không biết hỏi ai, về nhà các em cần cha mẹ giúp đỡ. Nếu khi hỏi cha mẹ về những khúc mắc cần tháo gỡ mà chí nhận được những lời quát mắng hoặc gạt ngang thì lâu ngày các em tự tìm cách để giải quyết những khó khăn đó. Thật nguy hiểm khi các em tự mình giải quyết vấn đề. Và càng nguy hiểm hơn bởi dần dần các em sẽ hình thành một lối sống không cần ý kiến người khác, tự mình giải quyết chuyện của mình (các em chưa thật lớn để lường hết hậu quả của những việc mình làm).  Đáng ra nếu có ý kiến của người lớn thì các em đã không phạm sai lầm. Bài học về sự hối tiếc đã không thiếu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một khi những sự việc không hay xảy ra rồi thì có hối tiếc mấy cũng không thể cứu vãn.
Dẫu rằng trách nhiệm của nhà trường là một phần quan trọng trong việc giáo dục, giữ gìn và hình thành nhân cách cho người học. Thế nhưng, không phải vì thế mà phó mặc. Môi trường xã hội cũng là một phần quan trọng không thể thiếu. Nhan nhãn ngoài xã hội là những tiệm Net, những trò chơi mà bất cứ đứa trẻ nào khi đã chơi là thích. Nếu không có sự quản lí chặt chẽ của gia đình, xã hội thì dù trong nhà trường thầy cô có giáo dục bao nhiêu đi nữa, khi bước ra bên ngoài các em khó có thể tránh khỏi những trò chơi hấp dẫn. Mà trong đó không ít những trò bạo lực- tấm gương xấu để giới trẻ học hỏi.
Suốt một thời gian dài, việc quản lí các tiệm Games của các cơ quan chức năng chưa thật chặt chẽ dẫn tới hậu quả bùng nổ các trò chơi bạo lực, những trò chơi không lành mạnh. Và hậu quả nặng nề nhất là sau những lần tìm hiểu thì tất cả chúng ta đều giật mình vì nó ảnh hưởng không ít đến thái độ sống, tính cách và cách hành xử của giới trẻ- trong đó không ít em là những học sinh.
Giáo dục nhân cách cho con trẻ là một việc làm thật sự cần thiết trong xã hội ngày nay. Các bậc phụ huynh hãy dành một chút thời gian, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng con trẻ, hướng chúng đi trên những con đường và mục tiêu tốt đẹp thì chắc chắn một điều là những sự việc đáng tiếc sẽ được hạn chế. Hãy đồng hành cùng con trẻ, đừng để con trẻ phải tự mình tìm lấy đường đi, tự mình giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Nhà trường, gia đình và xã hội là một mối quan hệ hữu cơ trong việc giáo dục, giữ gìn và hình thành nhân cách cho những thế hệ tương lại. Không thể thiếu bất cứ một yếu tố nào trong ba nhân tố đó.

Tác giả bài viết: Nguyễn Ngọc Thể

Những tin mới hơn

 

Ngân hàng đề trực tuyến

Thituyensinh
Đề thi trường

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 25

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 24


Hôm nayHôm nay : 1138

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15293

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5179299